Công ty TNHH TM - DV Xuất nhật khẩu

KHÁNH AN SÀI GÒN

0986 399 499
0938 646 647
  • slider
  • slider
  • slider
  • slider
  • slider

Tin tức

Mỗi năm chi tỷ USD nhập hóa chất

Những năm gần đây, số lượng hóa chất được nhập khẩu về Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc. Điều này khiến nhiều người không khỏi “giật mình”, nhất là khi Tập đoàn Hóa chất dù nắm vai trò chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như vận hành các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất lại đang làm ăn thua lỗ.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, giá trị nhập khẩu hóa chất và các sản phẩm hoá chất từ ngày 1/1-15/1/2017 đã trên 140 triệu USD, sản phẩm hóa chất hơn 168 triệu USD. Những số liệu này cảnh báo xu hướng nhập khẩu hóa chất sẽ ngày càng tăng cao, khi mới nửa tháng đầu năm 2017, con số nhập khẩu đã lên tới triệu đô.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, hết năm 2016, Việt Nam đã chi hơn 6,9 tỷ USD để nhập khẩu hóa chất và các sản phẩm hóa chất, trong đó riêng nhập khẩu nguyên liệu hóa chất để điều chế các hoạt chất khác chiếm 3,2 tỷ USD. Đáng chú ý, thị trường nhập khẩu hóa chất của Việt Nam chủ yếu là từ Trung Quốc.
Hàng nhập rẻ hơn hàng nội địa
Cụ thể, trong năm 2016, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hóa chất và sản phẩm hóa chất là 1,8 tỷ USD, riêng hóa chất nhập để điều chế các hợp chất khác đạt 1,02 tỷ USD. Đây là năm đầu tiên Việt Nam chi nhập khẩu nguyên liệu hóa chất đạt kim ngạch hơn 1,02 tỷ USD. Như vậy, trung bình mỗi ngày Việt Nam phải bỏ ra hơn 112 tỷ đồng để nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc, nhập khẩu các sản phẩm hóa chất từ các nước có ngành công nghiệp hóa chất phát triển như: Ấn Độ, Mỹ, Canada, Israel hay Nhật Bản, Hàn Quốc… về Việt Nam trong năm qua rất ít.
Cụ thể, nhập khẩu hóa chất và các sản phẩm hóa chất từ những thị trường này cả năm chỉ chiếm từ 145 triệu USD đến gần 300 triệu USD, chưa bằng 1/4 kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc.
Trước đó, năm 2015, Việt Nam cũng chi gần 1,6 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng hóa chất và sản phẩm hóa chất từ Trung Quốc; trong đó chi hơn 900 triệu USD để nhập nguyên liệu hóa chất và hơn 700 triệu USD để nhập khẩu các sản phẩm thành phẩm hóa chất. Tổng giá trị nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc năm 2016 đã tăng 200 triệu USD chỉ sau một năm.
Cụ thể, Việt Nam đã nhập hơn 730 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc trừ sâu, trong đó nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc là hơn 350 triệu USD, chiếm trên 50% kim ngạch. Về mặt hàng phân bón, năm 2016, Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD nhập 4 triệu tấn phân bón, trong đó nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc chiếm 1,9 triệu tấn, đạt kim ngạch gần 500 triệu USD, số lượng và kim ngạch nhập khẩu riêng thị trường Trung Quốc đã chiếm gần 50% tổng giá trị nhập khẩu. Như vậy, chỉ riêng trong năm 2016, tổng giá trị nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc của Việt Nam đã tăng hơn 200 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015.
Lý giải điều này, Tổng cục Hải quan cho biết, nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc gia tăng bởi giá các sản phẩm hóa chất từ nước này rẻ hơn so với nhiều thị trường khác, do vận chuyển hóa chất qua đường bộ, đường sắt từ Trung Quốc về Việt Nam thuận tiện hơn. Đặc biệt, lượng đầu mối nhập khẩu hóa chất về Việt Nam nhiều là do có nhiều doanh nghiệp, thương nhân có mối làm ăn với Trung Quốc.
Ví dụ như, nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc về Việt Nam liên quan đến hàng loạt nhà máy sợi, dệt, nhuộm có vốn đầu tư từ Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc đại lục thời gian qua đã đổ mạnh vốn vào Việt Nam.
Đây là những nhà máy nhập một lượng lớn hóa chất dùng để tẩy rửa vải, sợi cho ngành dệt may trong nước. Bên cạnh đó, nhập khẩu hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp như: sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ trong nước cũng làm tăng nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Theo PGs.Ts. Ngô Trí Long, Chuyên gia Kinh tế, nguyên nhân chính khiến Việt Nam phải nhập khẩu nhiều hóa chất từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc trong thời gian qua bởi nhu cầu của Việt Nam lớn nhưng chúng ta chưa có khả năng sản xuất; đồng thời giá nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc cũng rẻ hơn Việt Nam sản xuất,…
Doanh nghiệp nội liên tục kêu cứu.
Như vậy, có thể thấy việc nhập khẩu một lượng lớn hóa chất vẫn là chuyện diễn ra hằng ngày từ nhiều năm, tuy nhiên điều đáng bàn là các doanh nghiệp (DN) trong nước đã làm gì khi thị trường trong nước có nhu cầu mà DN không đáp ứng được, cũng như giá hàng sản xuất trong nước lại luôn cao hơn hàng nhập khẩu rất nhiều.
Ngay như Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) dù nắm vai trò chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như vận hành các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất lại đang trong tình cảnh thua lỗ kéo dài.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn này đã thừa nhận là một số ngành cơ bản của hóa chất như: nhóm sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhóm sản phẩm cao su còn hạn chế, tăng trưởng chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân một phần do công tác quản lý điều hành chưa linh hoạt, quản trị chi phí còn bất cập, sản xuất sản phẩm chưa bám sát nhu cầu của thị trường.
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam có 4 đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao trong nhóm ngành phân bón làm ăn thua lỗ nên đã kéo kết quả sản xuất kinh doanh chung của tập đoàn sụt giảm mạnh.
Trước đó, năm 2015, Tập đoàn cũng có 4/24 đơn vị sản xuất kinh doanh lỗ, bao gồm công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (nay là công ty cổ phần), công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem, công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình và công ty Cổ phần Xà phòng Hà Bắc. Trong đó, công ty TNHH Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem đang lỗ do dự án mới đi vào hoạt động từ quý II/2015.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2016, xuất khẩu phân bón đạt 723.000 tấn, trị giá_210 triệu USD, giảm 25% so với năm trước, nhập khẩu tuy giảm 22% so với năm 2015 nhưng vẫn vượt 1.110 tỷ USD, với 4.153 triệu tấn. Riêng nhập khẩu Ure trong năm qua cũng lên tới 141 triệu USD.
Bộ Công Thương dự tính, chi nhập khẩu phân bón trong năm 2017 tương đương với năm 2016 ở mức 1,1 tỷ USD. Đây là bằng chứng dễ nhận thấy nhất thể hiện sự yếu kém của ngành phân bón nói riêng và hóa chất trong nước nói chung.

                                                                                                    (Theo Lê Thúy- Thời báo kinh doanh)
Tin tức khác

Đối tác - Khách hàng

Len dau trang